Quảng Nam: Doanh nghiệp đồng hành cùng di sản

Thứ ba - 03/12/2019 23:17
-Nhân kỷ nệm 20 năm Khu Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, ngày 3/12, UBND huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Doanh nghiệp đồng hành cùng di sản”; nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Mỹ Sơn; đặc biệt là thu hút khách tham quan đến Mỹ Sơn.
Quảng Nam: Doanh nghiệp đồng hành cùng di sản

Ông Lê Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn có tầm quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của huyện, không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng mà còn là niềm tự hào, sức mạnh mềm ảnh hưởng đến văn hóa bên ngoài. Chính vì vậy, trong thời gian qua, di sản Mỹ Sơn được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện quan tâm đầu tư thích đáng. Tuy vậy, để tạo “cú hích” lớn hơn về phát triển du lịch cả về tốc độ tăng trưởng khách, doanh thu du lịch và loan tỏa cộng đồng; rất cần sự đóng góp từ phía cộng đồng và các doanh nghiệp xa gần.

Theo Ban Quản lý Di sản văn hóa (BQLDSVH) Mỹ Sơn, hiện nay mỗi năm Mỹ Sơn đón trên 350 ngàn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu; doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch đạt gần 60 tỷ đồng/năm; chất lượng phục vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu du khách, các điều kiện bất lợi dần được khắc phục; hình thành điểm du lịch được du khách trong nước và quốc tế lựa chọn; định hình trong chiến lược kinh doanh nhiều của Cty, doanh nghiệp du lịch tầm cỡ.

Những kết quả đạt được đã khẳng định hiệu quả to lớn của sự ra đời Đề án phát triển du lịch của huyện Duy Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; đây là những bước chuyển động quan trọng góp phần phát triển ngành kinh tế không khói trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong những năm tới.
 

Quang cảnh buổi tọa đàm


Ông Nguyễn Công Khiết, Phó Giám đốc BQLDSVH Mỹ Sơn nêu việc cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách tại Khu Đền tháp Mỹ Sơn: BQL đã nắm bắt cơ hội, với một cơ chế quản trị tương ứng tập trung vận dụng Đề án vào nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy nguồn nội lực sẳn có khắc phục những hạn chế, tổ chức các giải pháp kinh doanh, xây dựng các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ...

Đầu tiên là tập trung đột phá vào hạ tầng, xây dựng và cải tạo các công trình đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ du khách, tạo sự liên hoàn, liên kết với các sản phẩm du lịch. Việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu di sản đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Công tác đầu tư quảng bá di sản được cải tiến phù hợp hơn với xu thế thời đại...

Ông Khiết nêu những giải pháp trong thời gian tới là: Tập trung củng cố những giá trị hiện có nhằm xây dựng thương hiệu du lịch di sản bền vững với các dịch vụ đặc trưng gắn với văn hóa và không gian di tích. Cải tạo hạ tầng bên ngoài di sản, điều chỉnh quy hoạch, gắn kết với các dự án đang và sắp triển khai; đưa du lịch loan tỏa đến cộng đồng xung quanh, tăng trãi nghiệm điểm đến tại Mỹ Sơn. Từng bước khai thác các giá trị cảnh quan không gian di sản, giá trị rừng đặc dụng còn hoang sơ và đầy tiềm năng. Đây là bước đi hiệu quả gắn với sự phát triển bền vững.
 

Dù trời mưa rét nhưng nhiều khách tham quan vẫn đến tham quan tại Mỹ Sơn


Tại tọa đàm, các ý kiến phát biểu của Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, BQL Làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã nêu và thảo luận các chủ đề về chiến lược liên kết du lịch giữa đơn vị quản lý với các Cty, doanh nghiệp du lịch; giải pháp tăng tỷ trọng khách quốc tế đến Mỹ Sơn; giải pháp liên kết du lịch để phát triển làng du lịch cộng đồng; thuận lợi và khó khăn trong thiết kế tour, tuyến tham quan Di sản Mỹ Sơn; đề xuất phát triển du lịch Mỹ Sơn...

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến đóng góp từ phía các tổ chức, doanh nghiệp; xem đây là dịp để nhìn lại và xúc tiến những giải pháp mới để phát triển mạnh về du lịch ở Mỹ Sơn...

Tối 3/12, tại Khu đền tháp Mỹ Sơn sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Mỹ Sơn – Di sản trường tồn”.

Nguồn tin: thanhtra.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây